Bạn gái nào cũng mơ ước mình có được một hàm răng trắng, bóng, đều. Nhưng, cùng với tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như các yếu tố bên trong, không phải ai cũng có hàm răng đẹp. Và, họ lại phải tìm đến các biện pháp làm trắng răng tiên tiến. Nhưng trước khi quyết định đến gặp nha sĩ hoặc các thẩm mĩ viện, bạn cần nắm rõ một số thông tin sau: 1. Tại sao răng bị mất đi độ trắng Màu răng phụ thuộc vào thành phần, kết cấu của răng, độ dày của thành phần tạo nên răng (ngà răng, men răng). Cùng với thời gian, các yếu tố bên ngoài và bên trọng tác động làm răng bị đổi màu. Các nguyên nhân bên ngoài: - Do uống càfê, coca-cola, hút thuốc, uống trà, rượu vang đỏ hoặc các thực phẩm có sắc tố mạnh. - Vệ sinh răng miệng không tốt. - Ảnh hưởng của cáu răng và tuổi già. Những lắng cặn ở bề mặt (những mảng răng và cáu răng) có thể ảnh hưởng xấu đến mùa răng. Các yếu tố này có thế hạn chế đến mức tối đa thậm chí loại bỏ hoàn toàn nhờ việc đánh răng đều đặn, kỹ lưỡng và đặc biệt là lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa. Các nguyên nhân bên trong: - Các yếu tố di truyền. - Fluorua bám quá nhiều trong quá trình hình thành răng (từ khi sinh ra đến 5 tuổi) khiến trên răng xuất hiện những vết lốm đốm. - Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh (tetacilin) trong quá trình hình thành răng. - Chấn thương về răng (diệt tuỷ
) 2. Một số điều cần chú ý khi bắt đầu quá trình làm trắng răng: Trước khi quyết định làm trắng răng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Các sản phẩm được sử dụng phải không gây hại cho răng. Bác sĩ sẽ lấy cao răng cho bạn và đánh bóng răng để loại bỏ các vết đốm. Làm trắng răng nên thực hiện cho các hàm răng khoẻ mạnh, không phải là răng hàn hay bị kích thích học lợi. * Chú ý: Các kỹ thuật làm trắng răng không nên áp dụng trong thời gian bạn mang bầu bởi vì các sản phẩm này có thể gây hại cho hàm răng của bạn, vốn rất nhạy cảm do tác động của các progesteron.
3. Làm trắng răng như thế nào: Có hai hoạt chất được sử dụng trong quá trình làm trắng răng là peoxit hidro và peoxit cacbamit. Với hàm lượng ít hay nhiều, các hoạt chất này tác động đến men răng (lớp ngoài của răng) và ngà răng, lớp không thể thấy được của răng. Các sản phẩm này không gây hại cho răng và cần được sử dụng cho các hàm răng khoẻ mạnh có nguy cơ bị viêm răng nhưng chúng lại có thể tác động xấu đến hệ thần kinh. Vì vậy, bạn nên hết sức thận trọng và không nên sử dụng nhiều lần. 4. Kỹ thuật làm trắng của các nha sĩ: Nếu các viện thẩm mỹ đưa ra vô số dịch vụ làm trắng răng thì các nha sĩ là những chuyên gia duy nhất về răng lại áp dụng quy trình làm trắng sau: Công đoạn 1: Làm trắng Đây là công đoạn chủ yếu nhất. Các nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn, tiến hành lấy cao răng và đánh bóng răng để loại bỏ các vết đốm. Nha sĩ cũng chăm sóc đến những chiếc răng sâu của bạn. Công đoạn 2: Nẹp răng Nha sĩ sẽ tiến hành làm nẹp răng cho bạn để chứa các hoạt chất làm trắng (peoxit hidro hoặc peoxit cacbamit) trong vòng 2 giờ mỗi ngày, nếu có thể thì làm nẹp sau bữa tối trong vòng 3 giờ. Công đoạn 3: Kiểm tra Nha sĩ kiểm tra tác dụng của peoxit hidro và sự chịu thuốc của răng bạn. Bạn sẽ phải ở nguyên trong phòng răng từ 45 phút đến 1h với những chiếc nẹp răng (1 hoặc 2 buổi). Trong trường hợp răng bạn không chịu thuốc, nha sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng biện pháp khác. 5. Để kéo dài hiệu quả làm trắng: Sau khi làm trắng răng, các nha sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên để bảo vệ răng. Tuy vậy, sử dụng các sản phẩm làm trắng răng không thể thay thế cho việc thường xuyên đến gặp nha sĩ. Để kéo dài hiệu quả làm trắng răng, bạn nên thực hiện những lời khuyên đơn giản dưới đây: - Đánh răng 2 đến 3 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluor. - Sử dụng chỉ tơ nha khoa 1 lần/ngày. - Thay bàn chải 2 tháng một lần. - Thường xuyên đến gặp nha sĩ để được tư vấn. - Hạn chế uống cà fê, trà và hút thuốc lá nếu có thể. Việt Báo (Theo_24h)