Răng sứ loại nào cũng tốt. Tuy nhiên tùy theo cơ địa của mỗi người, yêu cầu thẩm mỹ, khả năng tài chính...bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn chọn lựa mão răng thích hợp.
Cách chọn lựa răng sứ
Răng toàn sứ là sự lựa chọn tối ưu cho vùng răng cửa.
- Răng sứ chịu lực thích hợp cho các cầu răng , răng nhiễm tetra , nhiễm fluor cho vùng răng cửa.
- Răng toàn sứ không chịu lực thích hợp cho răng đơn lẻ và không nhiễm màu của vùng răng cửa.
Răng sứ kim loại:
Răng sứ Quí kim, răng sứ Captek có thể thay thế răng toàn sứ khi cầu răng quá dài mà phôi sứ không thể đúc được khung sườn.
Răng sứ Titan chỉ định cho những ai bị dị ứng với kim loại.
Răng sứ kim loại Ceramco 3 phù hợp cho mọi trường hợp điều trị chức năng.
Chăm sóc răng sứ đúng cách
1. Đánh răng với bàn chải đánh răng mềm, ba lần một ngày bằng cách sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để ngăn chặn viêm nướu răng và nhạy cảm với nóng lạnh.
2. Sử dụng chỉ tơ nha khoa ba lần một ngày để loại bỏ sự tích tụ thức ăn xung quanh răng sứ, bằng cách đặt sợi chỉ trên một mặt của răng và kéo nó dọc theo mặt răng.
3. Súc miệng bằng nước súc miệng có sát khuẩn một lần một ngày. Thực phẩm bị kẹt giữa các răng, đặc biệt là xung quanh răng sứ, có thể thấm vào bên trong, dẫn đến sâu răng. Sử dụng nước súc miệng sẽ loại bỏ vi trùng răng miệng và giúp loại bỏ một phần các thực phẩm là bị mắc kẹt trong đường viền nướu răng.
4. Tránh những thức ăn dính như caramel, thạch đậu, và kẹo cao su.. Nhai thức ăn dính có thể làm lỏng các răng sứ.
5. Hãy coi chừng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Răng sứ có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng. Tránh các thức ăn lạnh như kem, và thức ăn quá nóng.
6. Không nhai thức ăn cứng. Nhai thức ăn cứng có thể làm vỡ răng sứ.
7. Liên hệ với nha sĩ của bạn ngay lập tức nếu răng sứ của bạn rơi ra, bị vỡ hoặc cảm thấy lỏng lẻo. Răng sứ sẽ cần phải được thay thế hoặc sửa chữa để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn.
Răng sứ làm tốt, khít khao với răng thật giúp dễ vệ sinh răng miệng hơn.
Xem Thêm: Ưu đãi hè 2014 dành cho răng sứ